Tuyển tập truyện ngắn hay

By · Lượt xem: 1.805

LỊCH THI ĐẤU AOE NGÀY 08/03/2024

Thông báo chính thức giải đấu AoE All Star Cup 2022

Điều lệ giải đấu AoE Xgaming Đại Chiến II: Thi đấu theo luật Trung Quốc

Chuyện của nội
Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội vào ra hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây , nội luôn săm soi một gói giấy vẻ quí lắm.

Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái góinhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra một cục đất màu nâu rơi xuống vỡ tan...
(Nguyến Quốc Việt)

Bàn Tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.

Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.

Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
(Võ Thành An)

Câu Hỏi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...

Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
(Bùi Phương Mai)
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
(Nguyễn Hoài Thanh)

Đánh Đổi
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.

Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.

Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.
(Song Vũ)

Quả thận
Chị đau thận nặng, anh tự nguyện san sẻ cho chị một quả thận của mình. Hai năm sau, cuộc tình không thành, chị lấy chồng xa xứ, vẫn thường viết thư về thăm tôi, kể rằng mỗi lần nghe vùng thận nhói đau, chị biết anh đang nhớ đến chị. Anh đi biền biệt lâu rồi tôi không gặp, nhưng tôi tin điều chị nói là thật.
(Lê Nguyễn)

Con Nuôi
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.
(Không biết tác giả)

Thằng Hận
Vừa sinh xong, mẹ nó bỏ đi, giao con lại cho chồng. Dù vậy bà vẫn kịp đặt tên hận cho nó. Cái tên như dấu ấn trên trán, cách ly nó với những đứa trẻ khác. Nó lớn lên cô độc, co rúm trước những lời châm chọc, bên cạnh ông bố say xỉn quanh năm suốt tháng.

Hôm nay mua que kem, bà Ba vô tình hỏi:

- Con ho sao lại ăn kem?

Nó nhìn sững bà bán kem. Câu hỏi như mũi tên xuyên qua tim nó...
(Võ Thanh Sử)

Phấn Son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
(Nguyễn Hồng Ân)


Nắm tay
Con gái đi chơi tối về muộn, chị mắng, nó chỉ cúi đầu tỏ vẻ hối lỗi nhưng lại cười tủm tỉm. Chị ngạc nhiên... Tối, nó rúc đầu vào lòng chị, khẽ bảo: "Mẹ ơi, con đã nắm tay một người". Chị gật đầu: "Phải nắm chặt nghe con, nếu bạn trai con là một người tốt".

... Ngày xưa, cũng bằng tuổi con, chị yêu và đã được yêu. Chị cũng đã biết cái cảm giác lần đầu tiên nắm tay người khác phái. Cảm giác run rẩy nhưng hạnh phúc đến rạng ngời mà sau này không bao giờ chị kiếm tìm được.

Anh còn bảo: "Đã nắm tay em rồi, anh sẽ nắm thật chặt. Anh sẽ giữ em cho riêng mình". Lúc đó, chị đã khóc... Bây giờ chị lại nghĩ về anh. Anh nắm tay chị chặt quá, chặt quá... làm chị bức bối. Chị phải tự buông lỏng tay mình, để đến ngày lên xe hoa, nắm tay chị lại là một người khác...

Con gái chị vẫn còn cười rạng rỡ, hai tay cứ đan vào nhau như muốn tìm lại cái cảm giác được nắm tay khi nào. Thương mình rồi thương con, quay sang phía tường trắng, chị khẽ thở dài muốn nói với con: "Nhưng đừng nắm chặt quá. Mẹ sợ...".
(Huỳnh Phương Trang)

Mẹ tôi
Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ dắt con đi sơ tán khắp nơi.

Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm. Năm năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố. Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.

Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ ào...

Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ... mẹ lại một mình
(Lăng Dũng)

Mồ côi
Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm:
- Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.
Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:
- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.
Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:
- Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…
(Nguyễn Văn Hùng)

Bà tôi
Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!

Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay .
(Lê Xuân Hoà)


Chân quê
Chị Hai lên thành phố học, được gần năm. Tết chị về. Cả nhà vui lắm. Cu Tí, cái Na tròn xoe mắt nhìn chị rồi rụt rè sờ lên bộ đồ chị đang mặc.

Bữa cơm ngon hơn. Chị kể chuyện thật nhiều. "Ở thành phố thích thật", cái Na nói. Chợt cu Tí giật giật áo mẹ: "Chị Hai không bắt chước được giọng mình nữa, mẹ ơi".
(Lê Đoàn)


Cổng trường
Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.

"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.

"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".

"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...

...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
(Thanh Hải)

Em ác lắm
Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh dấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỉ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo : " Anh phải đốt cái này cơ". Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi : " Em ác lắm". Còn tôi, nét khoái trá lộ rỏ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thoả thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thấu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!
(Nguyễn Thị Ngọc)


Xót xa

Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:

_ Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?

Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:

_ Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!

Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.

Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu :

_ Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi
(Tầm Duyên)

Đi thi

Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
(Ngô Thị Thu Vân)

Một mình
Em lớn dần, cái tuổi rất dễ tự ti và mủi lòng. Nhà vẫn nghèo; ba mất sớm, mẹ làm lụng một mình. Mẹ chỉ có hai tài sản quý giá nhất, đó là em và chiếc xe đạp.

Hôm thi cấp tỉnh, mẹ dậy sớm, gò lưng trên chiếc xe đạp cũ kỷ ấy đưa em đến nơi thi. Quanh quẩn, toàn xe máy ! Dường như tất cả nán lại cổ vũ tinh thần cho con em mình. Em ngẩng nhìn mẹ, giọng mẹ đượm buồn những đĩnh đạc: “Thôi, về đi mẹ!”.

Chuông điểm hết giờ ! Ngoài cổng nhốn nháo hẳn lên. Lời han hỏi roan ràng, tiếng máy xe dòn nổ. Nắng rát, em về lầm lũi, chỉ cái bóng là “người bạn đường” đi kè bên chân. Nhìn những chiếc xe chở bạn bè cùng trang lứa lướt qua, em thấy sự cô độc nhân đôi; nhưng lạ thay, em bỗng càng thương mẹ hơn vì giờ này mẹ cũng đang hẩm hiu ngoài đồng xa! Em ra đồng, chờ mẹ cùng về. Em nghe mắt cay cay : mẹ đang cấy mạ … một mình !
(Nguyễn Thái Sơn)


Lý Do
Nó thấy trong ví anh có tấm ảnh mờ nhạt của một phụ nữ, tuổi khoảng chừng 25. Nó cầm lấy và nhận xét:

- Bạn anh đấy à! Xấu quá...

Anh không nói gì, nhét vội tấm ảnh vào ví và ra về với dáng điệu buồn bã.

Mười ngày, hai mươi ngày và cả tháng, anh vẫn không đến nhà nó, nó chẳng hiểu lý do gì? Giận anh nhưng nhớ anh. Nó quyết định tìm đến nhà anh.

Vừa vào đến cửa nhà, nó chợt giật mình vì tấm ảnh thân thuộc kia nằm ngay trên bàn thờ với khói hương nghi ngút. Nó như hiểu ra vì sao anh không bao giờ nhắc đến Mẹ trước mặt nó. Nó ôm lấy mặt mà khóc vì ân hận.
(Không biết tác giả)

Lãi
Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.

Con trai càu nhàu:

- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.

Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
(Tuỳ Nghi)

Lời cuối
Chuông điện thoại reo vang, giật mình, như cái máy, tay bật đèn đầu giường, mắt nhìn đồng hồ: 12 giờ 20 đêm. Chờ đến tiếng thứ ba mới nhấc điện thoại. Giọng thằng em từ quê nhà lạc lỏng, buông xuôi :

- Má xấu quá rồi, không còn biết gì nữa! Anh nói với Má vài tiếng đi!!

Tôi tuyệt vọng :

- Má đâu còn nghe được !?

Thằng em nài nỉ :

- Anh nói với Má vài tiếng đi, Má còn chờ anh đó !!

Tôi nghẹn ngào trong điện thoại như một lời tạ tội :

- Má ơi, con không về kịp, thôi Má hãy đi đi, đừng chờ con nữa.

Mười lăm phút sau, chuông điện thoại lại reo vang, giọng thằng em não ruột: " Má đã ra đi !"
(Phạm Vĩnh Đông)

Mắc cỡ
"Vòng loại" . Mỗi lần nắm tay, đâu chừng hai cái chớp mắt, em đã rụt tay về.

"Bán kết" . Sau mỗi lần hôn, em trò chuyện cùng tôi bằng cách quay mặt sang hướng khác, thời gian, có tới hai trăm cái chớp mắt.

"Chung kết" . Có con nhỏ. Mỗi lần con khóc, em vén áo ... nhưng bao giờ cũng vậy, cái lưng bé nhỏ của em luôn từ từ quay về phía tôi, bất kể tôi đang làm gì, có đang nhìn em hay không, miễn có tôi lúc ấy, cho dù khăng khít đã hai năm.
(Nguyễn Thái Sơn)

Tiếng gàu rơi
Thuở bé, con chạy lon ton theo mẹ đi gánh nước giếng làng. Đêm. Giếng sóng sánh ánh trăng. Tiếng gàu nhôm rơi khắc khoải. Mẹ múc cả ánh trăng gánh về...
Con lớn, xa quê, quen dần nước máy. Nông thôn cũng bắt đầu đổi mới, nước về tận nhà, chỉ riêng mẹ vẫn mãi thủy chung với cái giếng làng.
Con về thăm, trách:
- Nước máy sao mẹ không dùng lại đi gánh làm gì.
Mẹ cười:
- Tại mẹ thèm nghe tiếng gàu rơi.
Một miền ký ức xa xăm ùa về trong con
(Không biết tác giả)

Trang viết & cuộc đời
Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.

Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."
(Không biết tác giả)

Người tốt, Người xấu
Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.

Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.

Anh dừng xe chép miệng:

-Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.


Nhẫn … tìm nhau
Chàng và nàng yêu nhau 5 năm , đoạn kết thành một đám cưới….chàng 23 tuổi , nàng 21

Nàng rất nhỏ và dễ thương , chiếc nhẫn cưới của nàng gắn một viên kim cương bé …nhất thế giới !

Ngón tay đeo nhẫn của nàng cỡ 3 1/2 , mà chiếc nhẫn mỗi ngày một rộng ra , nàng thường làm rơi chiếc nhẫn cưới …có khi trong đống quần áo, có khi dưới thảm cỏ … nàng vẫn tìm thấy , và rất vui với trò chơi con nít này …

Một buổi chiều trên biển , đứng nửa người dưới nước …nàng xòe dốc bàn tay …

nhìn chiếc nhẫn đang từ từ rời khỏi ngón tay , nàng đợi cho chiếc nhẫn rẽ nước rơi xuống … cát , cảm giác thích thú chạy trong đầu nàng , sẽ tìm...thấy...

Khi nàng cúi xuống , chiếc nhẫn đã chìm vào trong cát …

Chàng trên bờ nhìn … vội chạy đến xem có chuyện gì , nàng kể lại cho chàng nghe , chàng âu yếm tháo chiếc nhẫn trên tay chàng vất xuống biển :

- Cho nhẫn tìm nhau … có đôi em ạ !
(thuvienvietnam.com)
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ
lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện
(Không biết tác giả)

Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.

Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
(Ung Sơn Ca)

Mother's Day năm ngoái ...
Nhỏ tỉ mỉ ngồi gói quà ... "Chắc Mẹ sẽ vui lắm vì đây là quyển sách Mẹ thích mà tìm mua bên này không có." ... Nhỏ chạy vào phòng Mẹ ...
"Mẹ ơi, con ..."
Câu nói tắc nghẹn vì Mẹ không nhìn Nhỏ ...
"Mẹ chỉ muốn con luôn nghe lời Mẹ là đủ lắm rồi, Mẹ không cần món quà nào khác!"
Nhỏ đứng chết lặng, lúng túng với món quà trên tay ... nước mắt lưng tròng ... Tối đó Nhỏ giả vờ bệnh để khỏi đi ăn cùng cả nhà.
.....

Mother's Day sắp đến .... Nhỏ nghĩ chắc phải nhờ UPS chuyển quà cho Mẹ ... Nhỏ thương Mẹ lắm, chuyện gì Nhỏ cũng vâng lời Mẹ, trừ chuyện đó ...
(Không biết tác giả)

Hắn
Hôm nay tôi đang ngồi ở văn phòng với $25 tiền nhuận bút thì hắn tìm tôi, hắn là người chuyên cung cấp tin bài. Như thường lệ, hắn hỏi tôi có $20 không, hắn dẫn tôi đến thuyết phục một cô gái về quê. Cô gái đó từ một tỉnh lẻ xa xôi tìm đến thành phố này tìm người yêu tên Jack, anh ta đã lên đây từ 5 năm trước kiếm sống mà không có tin tức gì. Cô ta đến đây không quen biết ai, và bây giờ trong túi không còn đồng xu nào. Tín vật duy nhất giữa 2 người là nửa đồng xu từ rất lâu rồi. Vừa kể cô ta vừa khóc. Hắn khuyên cô ta hãy sớm về quê nhà, hãy quên người con trai đó đi, biết đâu cuộc sống đô thị khiến hắn quên cô ta mất rồi. Hai chúng tôi thuyết phục một hồi cũng đưa cô ta ra bến xe lửa, mua vé tàu cho cô. Khi đoàn tàu chuyển bánh, hắn hỏi tôi:
- Thế anh không viết thành bài được à?
- Chẳng được chữ nào cả.
Hắn thất vọng, thò tay vào người lấy ra một vật. Tôi nhìn kỹ hóa ra là nửa đồng xu cổ. Tôi ngạc nhiên:
- Thế này là thế nào?
- Đúng vậy. Tôi chính là Jack.
Không ngần ngại, tôi đưa nốt $5 còn lại cho Jack
(O. Henry)

Vô tâm
Ngày còn nhỏ, tôi thường được dì - dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà lúc ấy cả hai cùng yêu thích ...Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì - dượng. Người bạn gái đi cùng bổng hỏi: "Ba Mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?"
Tôi chợt giật mình ... Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được Ba Mẹ tôi thích điều gì nhất ....
(Nguyễn Nguyễn Lưu Huỳnh)

Ảnh Của Con
Nhà tôi ở nông thôn. Thuở nhỏ tôi hay chụp ảnh . Buồn, vui gì mẹ cũng lấy ra xem.
Học cấp III. Tôi ở trọ ngòai huyện để đi học . Mẹ gởi tiền cho tôi và bảo: "Con chụp hình, gửi về cho mẹ" . - Nhưng tôi dùng tiền đó để tiêu hoang.
Rồi mẹ bệnh liệt giường, không nói được ...
Tôi đi học nơi xa. Hè về, tôi đưa ảnh mình cho mẹ xem. Mẹ ra dấu như bảo "Đừng đưa" , rồi mẹ nhìn hướng khác
Tôi ngỡ ngàng ... Chị tôi bảo "Mắt mẹ mờ rồi, có thấy gì đâu!"
(By Ngọc Nhân)

CAY!!!
Người đàn bà ra đi trong một chiều mưa tầm tã .

Ngày qua ngày chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm . Chẳng hiểu vì lý do gì mà khácch đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hăn.

Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà . Người đàn ông không còn ở đó nữa . Người ta bảo rằng kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước nữa va quá cay .

Bởi vì cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa .
(Không biết tác giả)

BốBố nghiện rượu. Nhà nghèo, mẹ vẫn lo cho bố đủ ngày ba bữa. Được cái, chưa bao giờ thấy bố say. Ngược lại, rượu vào, hình như bố tỉnh ra ...

Không hiểu bố,một lần tôi bảo: "Bố uống ít thôi!". Bố nhìn tôi, mặt bệch ra. Mẹ chạy vào: "Ai cho phép con được nói với bố như thế ?!"

... Tôi đi làm xa. Bố mất. Ngày giỗ đầu, tôi mua một chai rượu tây trị giá tương đương hai chỉ vàng. Hết tuần nhang, mẹ bảo hạ mâm. Nhìn chén rượu rót cho bố vẫn còn nguyên, tôi khóc.
(Phùng Thành Chủng)

Con Gái
Ngoại hấp hối, cà nhà dắt díu nhau về quê thăm ngoại. Ngoại mất. Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.
Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được. Bố chép miệng xót xa: "Con gái là con người ta".
Mẹ gục đầu vào vai anh nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại… Mẹ cũng là con gái…
(Nguyên Lữ)

Con Trai
Bà nội sanh mỗi mình bố.
Mẹ cũng chỉ có mỗi bé thôi. Mẹ sanh phải mổ mà.
Bé đã lên năm, thích em trai lắm. Bố cũng vậy. Bà nội thì khỏi nói, lúc nào ôm bé cũng thở dài:
- Phải chi...
Một hôm mẹ khóc. Rồi mẹ nằm vùi, lạnh ngắt, xanh xao. Cả nhà tự nhiên im ắng hẳn. Suốt tuần.
Bà nội với bố đem về một chú nhóc thật xinh. Bé thì mê mẩn, nhưng mẹ chẳng khỏe lên tí nào. Mẹ bảo:
- Bố đổi em bé bằng trái tim mẹ đấy.
(Linh Diệu)

Của Em

Đi ruộng về, chú trố mắt nhìn vào khoảng vách trống. Hỏi ra mới biết bé Thảo nướng cua làm cháy. Giận. Chú đánh nó túi bụi. Thím can ngăn. Chú quát:" Tắm xong rồi tính". Sợ lắm, nó trốn.
Đến giờ cơm chiều, cả nhà tìm kiếm, gặp ở kẹt tủ... Nó ngủ quên! Chú kéo dậy. Mơ màng tưởng chị, nó nắm chặt tay ghịt lại, cằn nhằn:" Ư... con cà cuống của em nướng để dành cho ba ngâm rượu chứ bộ".
Chú thấy khóe mắt cay cay.
(Hạnh Nguyên)

KHÔNG BỎ CUỘC
Có sáu con ếch đang đi trong rừng. Bỗng nhiên có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Những con còn lại thấy cái hố quá sâu và nghĩ rằng lần này chắc chắn hai bạn của chúng sẽ chết. Chúng khuyên hai con ếch dưới hố hãy chấp nhận cái chểt nhưng cả hai vẫn đang cố nhảy lên miệng hố.


Cuối cùng, một trong số hai con ếch đã nghe lời những con ở trên và chấp nhận cái chết. Còn con kia vẫn tiếp tục cố hết sức nhảy lên khỏi miệng hố mặc cho những con còn lại nói nó đừng phí công vô ích. Rồi nó cũng nhảy được lên khỏi hố.


Lúc đó những con kia mới hỏi tại sao lại không nghe lời của chúng. Con ếch mới giải thích là do nó bị điếc và nó nghĩ là những đồng loại của nó đang khuyên nó cố hết sức để thoát ra.

Vì sao?
Tom là 1 cậu bé hiền lành trong lớp, thậm chí nhút nhát. Vì thế cậu luôn là đối tượng trêu chọc của những đứa khác. Cậu vẫn nín thinh mặc kệ cho chúng làm gì mình thì làm. Ai cũng bảo cậu hiền đến mức ngu. Nhưng Tom cũng đáng yêu đó chứ, nó không thích gây xích mích với người khác.
...
Sáng nay, cả nước Mỹ bàng hoàng khi biết Tom chết trong 1 vụ bạo lực kinh hoàng. Mọi tờ báo đều đăng tin: “Hắn, Tom, đã tự sát sau khi xả sung vào 1 lớp học làm 20 người thiệt mạng và một số khác bị thương...”.
(Không biết tác giả)

Nghịch lý
Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ mẹ, anh Hai nói:

- Tôi góp một phần.
- Tôi một phần.
- Tôi cũng một phần.

Thím Tư chen vào, như đùa như thật:

- Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!

Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với mẹ. Đêm, muỗi vào mùng cắn mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con.

Ôi! Tình yêu của mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!
(Văn Triều)

Cà phê, sữa và nước đá

Café yêu Sữa, cái yêu say đắm, lắng đọng và cô đặc như chính nó. Nó ngắm nghiá Sữa, luôn thầm nhủ: “Ôi nàng mới ngọt ngào, sóng sánh làm sao. Có nàng, ta sẽ bớt đắng hơn, ta và nàng sẽ hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị cho nhau, vị đắng của ta sẽ hòa tan cùng vị ngọt của nàng. Ta và nàng sẽ thưởng thức thứ tình yêu hòan hảo ấy. Màu da đen nhẻm của ta sẽ được lớp áo vàng óng của nàng che phủ, tạo nên một màu nâu đẹp dẽ, hòan hảo. Ôi ước chi nàng là của ta.”

Café yêu Sữa bao nhiêu, thì ghét Nước đá bấy nhiêu, nó thường lánh xa Nước đá, và thường chửi rủa chàng Nước đá tội nghiệp: “Ôi thứ quái vật băng giá ghê tởm kia, ngươi làm ta tan chảy, làm vị đắng tuyệt vời của ta cứ tan dần tan dần cho đến khi ta lạt nhách. Ngươi chẳng mảy may có chút lòng thương, ngươi làm nàng Sữa từ sóng sánh ánh vàng chuyển sang trắng nhợt nhạt và bỏng bẻo. Ôi vì sao trên đời lại có thứ quái vật lạnh lùng như ngươi.”

Sữa
Sữa ghét Café, nàng thường tìm cách tránh mặt Cafe, nàng cho rằng Café làm cho màu da nàng không đẹp nữa, nàng vốn đã ghét màu áo vàng óng ánh của mình, thế mà Café còn làm cho nàng trở nên nâu xỉn, và làm đắng nàng, nàng thì ngọt, và nàng không thích hòa tan cái vị ngọt của mình vào vị đắng của Café.

Sữa yêu Nước đá, Sữa thường bảo với chàng Nước đá: “Ôi chàng mới tuyệt vời làm sao, chàng làm cho em tan chảy ra, hòa tan với chàng, làm cho em mát lạnh, làm làn da em trở nên trắng trẻo như thể em đi tắm trắng (ôi công nghệ làm đẹp). Chàng làm cho vị ngọt của em trở nên dịu hơn, dễ thưởng thứ hơn.”

Nước đá
Chàng Nước đá lạnh lùng chẳng yêu cũng chẳng ghét nàng Sữa, cũng chẳng rỗi hơi đi căm thù lại cậu Café. Bởi cậu biết, có yêu ghét nhau thế nào, rồi cũng có ngày 3 chúng ta sống chung. Cuộc đời là thế mà, có đắng, có ngọt và có lạnh lùng. Chàng cũng muốn nói cho nàng Sữa và cậu Café biết, nhưng bản tính chàng nó lạnh lùng thế, hơn nữa, chàng nghĩ “ Thế nào chả có lúc hai kẻ dở hơi ấy nghĩ ra, thôi thì để họ tự nhận ra tốt hơn là bị mình dạy bảo”

Và khách vào nhà, cô bé con xinh xinh chạy ra chào lễ phép, ba cô bé hỏi ông khách muốn uống gì? Ông khách trả lời ngắn gọn : “Café Sữa Đá” Ba cô bé nhìn cô bé trìu mến: “vào làm cho chú ấy một ly Café Sữa Đá con à”. Cô bé dạ một tiếng rõ to rồi nhảy chân sáo vào bếp, miệng hát vang, lâu lắm rồi - từ ngày mua hộp Café và hộp Sữa mới- mới lại có khách muốn uống Café Sữa Đá.
(Không biết tác giả)

Sám hối
Mẹ nó thích dùng nước hoa, mà dùng nhiều nữa, mỗi lần mẹ từ quê vào nhà nó chơi, nó cứ cằn nhằn "mẹ có tuổi mà đi đâu cũng thơm nức không khéo người ta nói". Thế là mẹ ít gặp nó hơn để nó khỏi phải ngửi cái mùi nước hoa quê mùa của mẹ.

Mẹ hấp hối, khi mở tủ lấy quần áo thay cho mẹ, thấy một lọ miss Sài Gòn, nó gục xuống nức nở, mặc mọi người ngăn cản, nó lấy xịt ướt hết mấy bộ quần áo và khắp cả gian phòng nơi mẹ nằm. Và cũng chẳng ai biết sau đó nó lẳng lặng đi lùng khắp cái thị trấn nhỏ bé của mẹ để mua bằng được 1 lọ nước hoa hàng hiệu gửi vào hành trang cho mẹ nó đi xa.

Em gái tôi
Tôi vào đại học. Em gái tôi bỏ học, tảo tần nương rẫy nuôi tôi, bỏ quên mộng mơ thời con gái.
Em đi làm hãng chuối. Lương tháng 120 ngàn đồng. Tôi về thăm. Em cho 60 ngàn đồng. Một nửa.Thầm nhủ sẽ đền đáp thiệt thòi cho em.
Em lấy chồng, sinh con, nghèo. Tôi lận đận chải bươn. Chưa kịp đỡ đần cho em, em đổ bệnh: u não. Bác sĩ lắc đầu. Em tôi nằm chờ chết.
Muốn đổi lại "một nửa" đời mình cho em nhưng không được. Thương quá!
(Nguyễn Trường Hải)


Quà tặng của Thượng đế
Cô đã hơn một lần thủ thỉ với mẹ: " Anh ấy là món quà quý giá nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con ", lần nào nghe xong mẹ cũng mỉm cười.

Cô đã yêu - yêu bằng tất cả những gì cô có được. Cô hồn nhiên và hạnh phúc bên anh mặc kệ bao thăng trầm của cuộc sống. Với cô, anh là phần đời quan trọng nhất.

Rồi một ngày kia. Thượng đế đến mang món quà của cô đem tặng cho kẻ khác.

Đêm nào cô cũng ôm gối mòn mỏi tự hỏi vì sao...

Mẹ nằm bên khẽ nén tiếng thở dài

Tiệc sinh nhật
Sinh nhật cháu nội tôi. Đủ mặt: ông bà nội, ông bà ngoại, cô, bác, chú, cậu, dì...
Tiệc mừng là một trái dưa hấu, mua rẻ cuối buổi chợ chiều, ở sạp hàng trái cây bán ế.
Căn phòng đầy ắp tiếng cười, tiếng ca... và truyện cổ tích.
Đã quá khuya... Cháu tôi, mắt lim dim, còn gặng hỏi: "Rồi... bà Tiên áo trắng hiện xuống... phải không ngoại?"...
Tôi bế mạc tiệc vui bằng bài thơ của Tế Hanh:
"Khi anh đi xe đạp
Đừng nghĩ đến người đi ô tô
Mà nghĩ đến người đi bộ ..."
(Võ Văn Tồn)

Thịt gà
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã ***** qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Nguyễn Tuấn)

Tình già
Đêm tối đen. Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây sào rồi đẩy đưa bâng quơ trên vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà…

Ông trách: “Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?”. Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: “Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?”.
(Nguyễn Thái Sơn)

Phận Nghèo
MỒNG Tám tháng Ba. Nói khó mãi thằng bạn mới cho vay ba chục ngàn. Hớn hở ôm bó hoa đến cổng nhà nàng, đứng đợi. Không ngờ, chiếc Dylan trong ngõ vọt ra. Nàng ôm eo hắn cười rạng rỡ. Hắn, tay chủ tiệm vàng đầu phố. Tủi thân!
(Phạm Quốc Khánh)

Lương Tâm
Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi "lương y"... Bác sĩ thân mật: "Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!". Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?
(Trần Đình Ba)

Tìm thấy Rồi
Ông luôn theo dõi các chương trình nhắn tin tìm đồng đội ...rồi ông cứ ghi ghi, chép chép... Mọi người cười: Ông chúng ta lẩm cẩm rồi. Một hôm, ông bỗng nghẹn ngào.... "Thế là tao tìm được gia đình mày rồi". Hình như hôm ấy, ai cũng im lặng.
(Vũ Văn tư)

Rau Muống
Ở Mỹ, viết thư về nó cứ bảo: "Mình thèm rau muống luộc chấm mắm nêm quá, ước gì!". Vừa rồi nó về, mình ra chợ mua một mớ rau muống ngon về luộc đãi nó. Nhìn đĩa rau muống nó bĩu môi: "Cậu ăn uống kham khổ thế à?".
(Đăng Châu)

Bài Học Nhỏ
Bố thường mắng con không chịu học bài. Đi đón con, đường tắc, bố lấn sang đường ngược chiều, con thỏ thẻ: "Giống bài Hai con dê qua cầu trong sách quá!". Bố giật mình đỏ mặt:"Ừ, có những bài học đơn giản nhưng người lớn cũng quên".
(Nguyễn Thị Thanh Thuỷ)

ChàoBố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
Chỉ còn lại ông và cháu, ông nói: Cháu ạ, bố mẹ cháu quên mất điều ấy từ lâu rồi!
(Mộng Đắc)

CườiChủ nhật, cả nhà đi xem xiếc.Tí và bố mẹ chăm chú xem tiết mục nhào lộn trên không.Người diễn viên xoay mình 2 vòng rồi hạ mình nhẹ nhàng trên một cây sào do hai bạn diễn cầm .Bất chợt cô ngã do tính toán vị trí sai, cả rạp cười ầm lên không chú ý đến người diễn viên lồm cồm bò dậy mặt tái xanh vì đau.Bố cười, mẹ cười và Tí cũng cươì
Hôm sau bố trèo thang đóng đinh bị ngã.Nhìn bố lóp ngóp bò dậy, Tí bật cười.Mẹ giận quá, tát cho Tí một cái.Tí ôm má sưng mà chẳng biết vì sao

Ước mơ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:

- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?

Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:

- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.

Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:

- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.

Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...
(Phương Anh)

Lời con trẻ
Bé Mai Trang lên 5 tuổi, bé yêu bà ngoại lắm, nhưng bà già quá. Đi phải có người đỡ. Hai tay bà run run khi cầm cốc uống nước. Nhiều lúc bé muốn xà vào lòng bà để được bà bế, nhưng bé biết bà không bế được nên đành thôi. Chỉ biết nhìn bà với anh mắt ngây thơ trìu mến.
Mẹ đi làm về lại bận cơm nước, vả lại phải chăm bà nên mẹ cũng đôi lúc hơi nóng tính. Nhất là khi bà ăn cơm, lỡ làm vỡ bát vì tay run run. Một hôm mẹ mua về mấy cái bát nhựa để cho bà ăn.
Rồi việc gì đến sẽ đến. Bà em bệnh nặng qua đời. Bé Mai Trang buồn bã không nói mấy hôm liền. Mẹ bé dọn đồ dùng của bà để bỏ đi, thấy vậy bé chạy ra nhặt chiếc bát nhựa cất vào tủ để đồ chơi. Mẹ Mai Trang nói:

- " Con giữ lại làm gì, vứt đi cho gọn nhà".

Bé Mai Trang giữ chặt phụng phịu nói:

- " Con để dành sau này cho mẹ"...(!!!)...

Muộn7h30 có hẹn một nhân vật quan trọng bên đối tác, lo thắt ruột, đường tắc đã thế lại có điện thoại.

Hân cty đang gọi, chắc lại điệp khúc muôn thủa : Em xin đi muộn, em mệt, đường tắc chứ gì. Ngày nào mà chẳng vậy, đã thế kệ coi như không biết xem đến cơ quan thanh minh thế nào.
10h30 Tại công ty: Hân vẫn chưa đến cô này khá thật định thách đố tôi chắcần này tự Tôi sẽ gọi xem cô còn gì để nói không.
Alô, Hân hả em khỏi đi làm luôn nhé, vừa phải thôi chị không thể chịu được em nữa rồi. Bực bội tôi nói một hồi.
Bên kia nhỏ nhẹ: Xin lỗi chị tôi là bác của Hân, Hân bị tai nạn mất lúc 7h30 rồi!.

Vô Trách Nhiệm
Anh, chiến sĩ ngoài biên cương. Nhỏ, nữ sinh trường trung học. Anh mến nhỏ qua lá thư nữ sinh viết tặng anh chiến sĩ. Nhỏ thương anh có lý tưởng cao quý. Anh và nhỏ hẹn thề trăm năm hạnh phúc.
Mấy tháng sau ngày cưới, tôi nhận được tin nửa khóc nửa cười. Nhỏ sắp được làm mẹ và anh đã bỏ đi. Tôi muốn gặp anh để biết "Anh vô trách nhiệm với gia đình, anh có trách nhiệm với đất nước?"

Của Anh
Ngày còn bên nhau, anh mua cho nó đủ thứ vì muốn nó không thua kém bạn bè. Khi nó đi làm có tiền anh và nó chung nhau mua nhiều thứ khác để dành cho cuộc sống trong tương lai.
Ngày chia tay, anh đòi lấy mấy món đồ mua chung.

"Của anh!"

Nó ngạc nhiên tròn mắt và bỗng cảm thấy mình còn may mắn quá
Á Quân Thơ Thu Đông BBP 2008

Dạy
Cô giáo báo:
- Thằng bé lại trốn học.
Tôi choáng váng:
- Mình cho con mọi thứ. Vậy mà...
Tôi muốn chạy về dần nó một trận nhưng sợ vợ xót nên bỏ đến nhà một người quen. Ông ta làm thợ nề, có con trai năm học nào cũng là học sinh giỏi, ngoan. Ông đang tắm cho con, cẩn thận kỳ cọ, vui vẻ cười đùa.
Tôi kể hết về con mình rồi xin một lời góp ý. Ông lơ đãng hỏi:
- Này, đã bao giờ cậu tắm cho nó chưa?
Tôi im lặng, lủi thủi ra về...
(Nguyễn Chính)

BÌNH LUẬN & CHÉM GIÓ

VIDEO AOE HOT TUẦN



GAME THỦ NỔI BẬT

Chim Sẻ Đi NắngBiBi

Hồng AnhGunnyHeHe

VaneloveHoàng Mai Nhi

THỂ LOẠI & CLAN

Solo2Vs23Vs34Vs4

GameTVHà NộiThái Bình

BiBi ClubTrường Phát EC

LIÊN KẾT SITE

Đọc Truyện

LIÊN HỆ ADMIN

Email: adscohet2020@gmail.com

Zalo: 0927244575

Designed by Cohet Dev Team